Chủ Nhật, 9 tháng 1, 2011

KINH HỌC


    Trang bìa của cuốn sách
          Trong cuốn Tôn Kinh Các Ký Vương Dương Minh có viết: “Kinh, thường đạo dã” (Kinh là thường đạo). Cái gọi là thường đạo, tức là đạo hằng thường của thế gian, chẳng thế thay chuyển. Cổ nhân ghi chép cái đạo hằng thường đó thành sách, gọi là kinh tịch (kinh sách). Hậu nhân thông qua việc học tập kinh sách, tìm hiểu bản ý của cổ nhân qua các trước tác của họ rồi từ đó có cách thức xiển phát những cái đã được học thì gọi là kinh học. Bắt đầu từ đời Hán, Kinh học đã khá thịnh, nhưng việc sửa sang, đính chính kinh sách để đời sau có tài liệu nghiên cứu thực phải bắt đầu từ Khổng Tử. Phạm vi của Kinh học bao hàm rất rộng, [mỗi thời có cách xem xét khác nhau] các nhà Nho đời Hán sử dụng phương pháp Huẫn hỗ học để cắt nghĩa kinh điển, còn các nhà Nho đời Tống lại dựa vào phạm trù tính lý để giải thích kinh điển, các phương pháp này đều nhằm hiểu được nội dung của kinh điển nhưng trên thực tế vẫn chưa thể hiểu được một cách triệt để. Đến nay nội dung của Kinh học ít nhất cũng có thể chia thành ba vấn đề như sau:

         1. Triết học cổ đại: Kinh sách ghi chép, đa phần là lí luận văn học. Như chúng ta đã biết, từ trước đến nay Khổng tử đã được công nhận là một đại triết gia thời cổ của Trung Quốc. Tên gọi Triết học, tuy có nguồn gốc từ Tây Âu, nhưng Trung Quốc từ thời Đông Chu trở về sau, bách gia đều hứng khởi, các học thuyết hưng thịnh vô cùng, thực cũng đã trở thành thời kỳ phát triển của các tư tưởng triết học. Nếu nghiên cứu triết học Trung Quốc thời cổ đại, cũng nên bắt tay vào nghiên cứu từng thời kỳ một. Nghiên cứu về bách gia chư tử, đều phải dựa trên các sách kinh điển của các lưu phái, tìm hiểu đến ngọn nguồn bản chất của nó, trước phải dựa vào kinh sau mới đến tử, để hình thành một hệ thống rõ ràng. Có thể đọc cuốn Trung quốc triết học sử đại cương của Hồ Thích để thấy đây không phải là lời nói xằng.

         2. Sử học cổ đại: Sử dụng văn tự để ghi chép chính sự là việc làm quan trọng hàng đầu của mỗi quốc gia. Thời Hoàng đế đã lập sử quan, tả sử để ghi những lời nói, hữu sử để ghi chép những việc làm, thực là để hậu thế làm cái gương răn giới cho mình. Nay thư tịch của thời Hoàng đế không thể kháo xét được, còn những ghi chép về các thời Ngu, Hạ, Thương, Chu đều thấy trong sách Thượng Thư. Đó là những bằng chứng xác thực nhất về lịch sử của chính trị Trung Quốc. Thi, tuy là những lời ca vịnh thể hiện tình cảm nhưng cũng có thể căn cứ vào đó để khảo xét được phong tục của các nước. Xuân thu là cuốn sử biên niên ghi chép những sự việc do các sử gia lựa chọn. Các kinh khác đều có thể là căn cứ, là tư liệu nghiên cứu về lịch sử, nhưng cũng không thể chỉ ngay ra được các dữ kiện lịch sử trong đó. Do vậy Tư Mã Thiên soạn Sử ký, mọi người đều có thể thấy được lịch sử nước nhà qua cuốn sách này. Cho dù thế nào đi nữa muốn nghiên cứu lịch sử cổ đại Trung quốc, không dựa vào kinh cũng chẳng thể hiểu được.

        3. Văn học cổ đại: Khổng Tử sửa chữa, hiệu đính kinh sách, thực là một tập đại thành văn học đời thượng cổ.  Văn của kinh sách, không thể tài gì là không có, không vẻ đẹp nào là không hoàn bị. Lưu Hiệp, trong thiên Tông Kinh sách Văn tâm điêu long có nói: “Các thể tài Luận, thuyết, giải, tự đều lấy Kinh dịch là khởi đầu; Chiếu, sách, chương, tấu khởi nguồn từ Kinh Thư; Phú, tụng, ca, tán vốn căn rễ từ Kinh thi; Minh, Lụy, châm, chúc bắt đầu từ kinh Lễ; Ký, truyện, di, hịch có nguồn gốc từ Xuân Thu”. Hàn Dũ, Liễu Tông nguyên đều là hai đại gia của văn học Trung Quốc. Hàn Dũ từng nói: “Kinh Dịch lạ kỳ nhưng có quy củ; Kinh Thi ngay thẳng mà tinh túy; Kinh Xuân Thu thận trọng mà nghiêm cẩn; Tả thị phù phiếm mà khoe khoang”. Liêu Tông Nguyên từng nói: “Kinh Thư đề cầu sự chất phác, chân thật; Kinh Thi để cầu sự lâu dài, hằng thường; Kinh Lễ để cầu sự hài hòa, thích nghi; Kinh Xuân Thu để cầu sự tách bạch, rõ ràng; Kinh Dịch để cầu sự vận động, chuyển vận”. Như thế là có thể biết được các kinh đều là sự kết tinh của văn học cổ đại, hậu thế nghiên cứu về văn học cổ đại, chắc chắn không thể không dựa vào các kinh này vậy.
Hà Nội
Ngày 9/1/2011
(Nguồn dịch từ: 朱剑芒Chu Kiếm Mang, 经学提要Kinh học đề yếu, 世界书局印行Thế giới thư cục ấn hành, 1929, trang 1 - 4)

御製書經傳說彙纂序 - NGỰ CHẾ THƯ KINH TRUYỆN THUYẾT VỰNG TOẢN TỰ

大清世宗憲皇帝

朕思六經皆治世之書而帝王之大經大法昭垂萬古者惟尚書為最備。蓋自繼天立極精一執中二帝三王之心法遞相授授而治法亦因之以傳。今觀書所載成天平地經國造邦建官立教禮樂兵刑之弘綱大用與夫賡揚都俞之休風嘉謨嘉猷之陳告。凡所為永膺天命而致時雍協和之效者雖相去數千年尚可於方策中想見。其欽明寅畏之衷敷布經綸之跡後之君臣得奉為模楷以追蹤於唐虞三代之隆詎不於書是賴哉我皇考聖祖仁皇帝聖學淵深治功弘遠存於中者二帝三王之心發於外者二帝三王之治而稽古好學於典謨訓誥之篇沈潛研究融會貫通。初命講官分日進講著有解義一編頒示海内復指授儒臣薈萃漢、唐、宋、元、明諸家之說參考折中親加正定廣大悉備於地理山川援今據古靡不精核為《書經傳說纂》凡二十有四卷。茲值刊校告竣與易、詩、春秋諸經次第傳布。敬製序文勒之卷首。夫後世之天下,唐虞三代之天下也,而治法之垂為典章,心法之原于性命者,先後同揆,百世之聖君賢輔未能易也。故為君者必思比德于堯、舜、禹、湯、文、武而後無忝乎為君,為臣者必思匹休于皋、夔、伊、傅、周、召而後無忝乎為臣。朕夙夜兢兢,冀克守主敬存誠之道,以遂覲光揚烈之懷,尤冀卿尹百執事,共體元首股肱之誼,殫協恭勵翼之忱,寅亮天工,咸和民志,俾薄海內外,永底乂安。於以遠宗聖哲而仰承皇考尊崇經學啓牖萬世之盛 心,顧不美歟是為序。
雍正八年仲春十二日

Phiên âm:

NGỰ CHẾ THƯ KINH TRUYỆN THUYẾT VỰNG TOẢN TỰ

Đại Thanh Thế Tông Hiến Hoàng đế

Trẫm tư Lục kinh giai trị thế chi thư, nhi đế vương chi đại kinh đại pháp,  chiêu thùy vạn cổ giả, duy Thượng thư vi tối bị. Cái tự kế thiên lập cực, tinh nhất chấp trung, nhi đế tam vương chi tâm pháp, đệ tương thụ thụ, nhi trị pháp diệc nhân chi dĩ truyền. Kim quan thư sở tải, thành thiên bình địa, kinh quốc tạo bang, kiến quan lập giáo, lễ nhạc binh hình chi hoằng cương đại dụng, dữ phù canh dương đô du chi hưu phong, gia mô gia du chi trần cáo. Phàm sở vi vĩnh ưng thiên mệnh, nhi chí thời ung hiệp hòa chi hiệu giả, tuy tương khứ sổ thiên niên, thượng khả ư phương sách trung tưởng kiến. Kỳ khâm minh dần úy chi trung, phu bố kinh luân chi tích, hậu chi quân thần đắc phụng vi mô khải, dĩ truy tung ư Đường Ngu tam đại chi long, cự bất ư thư thị lại tai? Ngã hoàng khảo Thánh tổ Nhân hoàng đế, thánh học uyên thâm, trị công hoằng viễn, tồn ư trung giả, nhị đế tam vương chi tâm, phát ư ngoại giả, nhị đế tam vương chi trị, nhi kê cổ hiếu học ư điển mô huấn cáo chi thiên, trầm tiềm nghiên cứu, dung hội quán thông. Sơ mệnh giảng quan phân nhật tiến giảng, trứ hữu giải nghĩa nhất thiên ban thị hải nội, phúc chỉ thụ Nho thần oái tụy Hán, Đường, Tống, Nguyên chư gia chi thuyết, tham khảo chiết trung, thân gia chính định, quảng đại tất bị, ư địa lí sơn xuyên viên kim cứ cổ, mi bất tinh hạch, vi “Thư kinh truyện thuyết vựng toản” phàm nhị thập hựu tứ quyển. Tư trực san hiệu cáo tuấn, dữ Dịch, Thi, Xuân Thu chư kinh thứ đệ truyền bố, kính chế tự văn, lặc chi quyển thủ. Phù hậu thế chi thiên hạ, Đường Ngu tam đại chi thiên hạ dã, nhi trị pháp chi thùy vi điển chương, tâm pháp chi nguyên ư tính mệnh giả, tiên hậu đồng quỹ, bách thế chi thánh quân hiền phô vị năng dị dã. Cố vi quân giả tất tư tỉ đức ư Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Vũ nhi hậu vô thiểm hồ vi quân, vi thần giả tất tư khu hưu ư Cao, Quỳ, Y, Phó, Chu, Thiệu nhi hậu vô thiểm hồ vi thần. Trẫm túc dạ căng căng, kí khắc thủ chủ kính tồn thành chi đạo, dĩ toại huân cẩn quang dương liệt chi hoài, vưu kí khanh doãn bách chấp sự, cộng thể nguyên thủ cổ quăng chi nghị, đàn hiệp cung nghị dực chi thầm, dần lượng thiên công, hàm hòa dân chí, tỉ bạc hải nội ngoài, vĩnh để nghệ an. Ư dĩ viễn tông thánh triết nhi ngưỡng thừa hoàng khảo tôn sùng kinh học, khải dũ vạn thế chi thịnh tâm, cố bất mĩ dư? Thị vi tự.
Ung Chính bát niên trọng xuân thập nhị nhật

Dịch nghĩa:

NGỰ CHẾ THƯ KINH TRUYỆN THUYẾT VỰNG TOẢN TỰ

Đại Thanh Thế Tông Hiến Hoàng đế

Trẫm nghĩ: Lục kinh[] đều là sách được dùng để trị thiên hạ và [lục kinh được coi là phương tiện] để các bậc đế vương đề ra những phép tắc quan trọng, những đạo thường bất biến để phổ khắp rộng rãi. Thời xưa, duy chỉ có sách Thượng thư[] được coi là hoàn hảo nhất. Có lẽ kể từ khi các vị đế vương nối tiếp trời mà lập ra các chuẩn mực (kế thiên lập cực[]), răn mình ở chỗ tinh nhất, tin tưởng mà nắm giữ đạo trung (tinh nhất chấp trung[]), tâm pháp của nhị đế tam vương[], cứ lần lượt được truyền thụ qua các đời để mà làm cái phép cai trị đất nước, nhờ đó mà Thư Kinh được lưu truyền. Nay xem xét lại những thứ mà Kinh thư ghi chép đó là chuyện: làm cho trời được thành tựu, làm cho đất được bình ổn, xây dựng và sửa trị bang quốc, kiến dựng quan chế thiết lập giáo học, rộng mở việc dùng các thiết chế về lễ, nhạc, binh, hình, thấy được sự nhàn hạ, hân hoan ca mừng của dân chúng, thấy được rõ những mưu hoạch tốt đẹp của người cầm quyền (gia mưu gia du chi trần cáo[]). Phàm những việc làm đều nhận mệnh của trời, mà suy cho cùng hiệu nghiệm của nó chính là ở chỗ thân ái hòa mục trong muôn dân và muôn nước (thời ung hiệp hòa[]), tuy đã trải qua mấy ngàn năm, nhưng vẫn còn có thể thấy được trong đó những kế sách hoàn bị. Mọi điều tốt lành đều nằm ở sự cung kính, sự thông tỏ, sự nghiêm cẩn, sự răn giới (khâm minh dần úy[]), đó chính là cách mà các vị vua đời trước phô bày nền trị lí, sự trù hoạch công việc của mình, còn các vị vua tôi đời sau kính mệnh vâng theo và cho những thứ đó là khuôn phép, chuẩn mực mà cần truy cứu về sự hưng thịnh của thời Nghiêu Thuấn Tam đại[], há chẳng phải đều lấy từ sách [Thượng Thư] này hay sao? Cha của ta là Thánh tổ Nhân Hoàng đế, học vấn uyên thâm, công lao trị hóa rộng mở vô cùng, tất cả là đều dựa vào trong sách này, tâm pháp của Nhị đế Tam vương[], được ngài thể hiện ra bên ngoài, còn nền trị lí của Nhị đế tam vương[11], tất cả đều là ở sự ham học các thiên Điển, mô, huấn, cáo[12], trầm tính nghiên cứu, dung hội các thuyết để hiểu tường tận (dung hội quán thông[13]) của ngài. Lúc mới đầu, ngài sai các giảng quan chia ngày vào triều giảng giải nghĩa lí của nó, thống nhất hiểu theo nghĩa duy nhất rồi tiến hành ban bố rộng rãi trong thiên hạ, lại sai các nho thần tập hợp các thuyết của Chư gia các thời Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh[14], tham khảo rộng rồi rút ra cách hiểu thống nhất, bàn bạc thêm bớt san định làm sao cho đầy đủ, đối với địa lí sông núi muốn để đời nay hiểu rõ thì phải dựa vào những thứ đời xưa, tuy vậy cũng không xét kĩ càng được hết, nên làm ra cuốn Thư kinh truyện thuyết vựng toản, gồm có 24 quyển. Tiến hành san định, đến khi làm xong cùng với các kinh như Kinh Dịch[15], Kinh Thi[16], Kinh Xuân Thu[17] tiến hành ban bố rộng rãi. Kính cẩn viết bài tựa và cho khắc vào quyển đầu tiên. Thiên hạ của muôn đời sau, cũng như thiên hạ của thời Đường, Ngu, Tam đại, đều dựa vào phép trị pháp ở trong sách này làm khuôn mẫu. Vốn dĩ tâm pháp là ở tính[18] và mệnh[19], đời trước và đời sau thì đều giống nhau, các bậc thánh quân, hiền triết của muôn đời phô bày cái đó ra thì chẳng khác nhau. Cho nên các bậc quân vương tất phải đem cái đức của mình để sánh với đức của Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Vũ[20] để sau này không thấy hổ thẹn khi làm một quân vương, kẻ bề tôi tất phải làm trọn được nhiệm vụ của mình giống như các bề tôi Cao, Quỳ, Y, Phó, Chu, Thiệu[21] để sau này không thấy hổ thẹn khi làm kẻ tôi tớ. Trẫm sớm tối răn giới, mong muốn giữ dáng vẻ thành kính để bảo tồn đạo thành[22], mà nhớ về công lao vĩ đại hiển hách của các vị thánh quân đời trước, muốn dựng hệ thống các quan khanh doãn[23] nắm giữ trăm việc, hòa hợp gắn kết các bề tôi xung quanh mình thành một tổng thể thống nhất, gắng hết sức dùng đức cung kính để mà hòa hợp, thì sẽ được các bậc hiền triết giúp đỡ (hiệp cung lệ dực[24]), điều lí công việc của trời trao cho để được sáng sủa (dần lượng thiên công[25]), hòa hợp hết thảy chí hướng của muôn dân, khiến cho trong ngoài bốn biển (bạc hải nội ngoại[26]), mãi mãi được hưởng nền yên trị. Các vị tông hiền thánh triết cũng đều ngưỡng vọng về sự tôn sùng kinh học[27] của hoàng khảo ta mà mở ra nền thịnh trị tươi đẹp cho muôn đời sau, thế chẳng phải là rất đẹp sao, vì vậy mà làm bài tựa này.
Ngày 12 tháng 3 niên hiệu Ung Chính năm thứ 8.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]吴枫主编Ngô Phong chủ biên, Thập tam kinh đại từ điển十三经大辞典, Trung Quốc xã hội xuất bản xã中国社会出版社,  Cát Lâm nhân dân xuất bản xã吉林人民出版社, 2000.
[2]新编诸子集成Tân biên chư tử tập thành, 四書章句集注Tứ thư chương cú tập chú (朱熹撰Chu Hy soạn), 中華書局Trung Hoa thư cục, 北京Bắc Kinh, 1933
[3]李学勤主编Lí Học Cần chủ biên, 十三经注疏Thập tam kinh chú sớ, 尚书正义Thượng thư chính nghĩa, 北京大学出版社Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 北京Bắc Kinh, 1999.
[4]李学勤主编Lí Học Cần chủ biên, 十三经注疏Thập tam kinh chú sớ, 礼记正义Lễ kí chính nghĩa, 北京大学出版社Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 北京Bắc Kinh, 1999.
[5]李学勤主编Lí Học Cần chủ biên, 十三经注疏Thập tam kinh chú sớ, 周易正义Chu dịch chính nghĩa, 北京大学出版社Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 北京Bắc Kinh, 1999.
[6]李学勤主编Lí Học Cần chủ biên, 十三经注疏Thập tam kinh chú sớ, 論語注疏Luận ngữ chú sớ, 北京大学出版社Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 北京Bắc Kinh, 1999.
[7]Chu Hy chú朱熹注, Thi tập truyện詩集傳, Trung Hoa thư cục xuất bản中華書局出版, Bắc Kinh北京, 1958.
[8]Thẩm Quỳnh (dịch) – Kinh Thư, Bộ giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1965.
[9]Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986.
[10]周振甫Chu Chấn Phủ, 文心雕龙今译附词语简释Văn tâm điêu long kim dịch (Phụ từ ngữ giản thích), 中华书局Trung Hoa thư cục, 北京Bắc Kinh, 1986.
[11]Bàng Phác chủ biên庞朴主编, Trung Quốc Nho học (quyển 4)中国儒学(4), Đông Phương xuất bản trung tâm东方出版中心, Thượng Hải上海, 1997.
[12]Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ Nam (dịch) – Kinh Thư, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2004.



[] Lục kinh六經: Theo Chu Quế Điền Thuyết sớm nhất về Lục Kinh đó là trong sách Nam Hoa Kinh, Thiên Thiên vận 天運 của Trang Tử: 孔子謂老聃曰: 丘治《詩》、《書》、《禮》、《樂》、《易》、《春秋》六經Khổng Tử vị Lão Đam viết: Khâu trị “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Nhạc”, “Dịch”, “Xuân Thu” lục kinh. Khổng Tử nói với Lão Đam (Lão Tử) rằng: Khâu này sửa trị lục kinh đó là “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Nhạc”, “Dịch”, “Xuân Thu”.
[] Thượng thư尚書: Một trong Thập tam kinh, cũng gọi là “Thư”, “Thư kinh”. Theo Thượng thư chính nghĩa của Khổng Dĩnh Đạt, hàm nghĩa của Thượng thư là một bộ sách thời thượng cổ: “尚者上也。言此上代以来之书故曰尚书。Thượng giả, thượng dã. Ngôn thử thượng đại dĩ lai chi thư, cố viết Thượng thư Theo: 吴枫主编Ngô Phong chủ biên, Thập tam kinh đại từ điển十三经大辞典, Trung Quốc xã hội xuất bản xã中国社会出版社 – Cát Lâm nhân dân xuất bản xã吉林人民出版社, 2000, Tr.2, Cột 1.
[] Kế thiên lập cực繼天立極: Cụm từ này được xuất hiện trong bài tựa sách Đại học chương cú tập chú. “ 此伏羲, 神農, 黄帝, , , 所以繼天立極, 而司徒之職, 典樂之官, 所由設也. Thử Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn sở dĩ kế thiên lập cực, nhi tư đồ chi chức, điển nhạc chi quan sở do thiết dã”. (Các vị Phục Hy, Thần Nông, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn, nối trời mà lập ra các chuẩn tắc, lập ra các chức quan tư đồ, chức quan điển nhạc, từ đó được thiết đặt) Theo: 新编诸子集成Tân biên chư tử tập thành, 四書章句集注Tứ thư chương cú tập chú (朱熹撰Chu Hy soạn), 中華書局Trung Hoa thư cục, 北京Bắc Kinh, 1933, tr.1.
[④] Tinh nhất chấp trung精一執中: Cụm từ này được xuất hiện trong thiên Đại Vũ Mô của Kinh thư: “人心惟危, 道心惟微, 惟精惟一, 允執厥中. Nhân tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhất, doãn chấp quyết trung.” (Nhân tâm đang nguy hiểm, đạo tâm thì nhận biết, cho nên phải răn mình ở chỗ tinh nhất, tin tưởng mà nắm giữ đạo trung). Theo: 李学勤主编Lí Học Cần chủ biên, 十三经注疏Thập tam kinh chú sớ, 尚书正义Thượng thư chính nghĩa, 北京大学出版社Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 北京Bắc Kinh, 1999, Tr.93.
[⑤] Nhị đế tam vương二帝三王: Thấy xuất hiện trong sách Hán Thư: 東漢班固《漢書揚雄傳》昔在二帝三王……財足以奉郊廟、禦賓客充庖廚而已Đông Hán. Ban Cố (Hán Thư – Dương Hùng truyện): “Tích tại Nhị đế tam vương...tài túc dĩ phụng giao miếu, ngự tân khách, sung bào trù nhi dĩ”. (Xưa ở vào thời Nhị đế tam vương... tiền tài nhiều dùng để tế tự tông miếu triều đình, dùng để tiếp đón tân khách, sung vào nhà bếp). Nhị đế chỉ Đế Nghiêu và Đế Thuấn. Tam vương gồm: Hạ Vũ, Thương Thang và Chu Văn Vương, ngoài ra còn một thuyết khác đó là: Hạ Vũ, Thương Thang, Văn Vương và Vũ Vương của thời đại nhà Chu.
[⑥] Gia mưu gia du嘉謀嘉猷: Cum từ này được lấy từ trong Lễ Kí禮記, thiên Phòng Kỉ坊記: “君陳曰爾有嘉謀嘉猷. Quân Trần viết: Nhĩ hữu gia mưu gia du” (Quân Trần nói rằng: Nhà người có mưu hay kế tốt) (Theo: 李学勤主编Lí Học Cần chủ biên, 十三经注疏Thập tam kinh chú sớ, 礼记正义Lễ kí chính nghĩa, 北京大学出版社Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 北京Bắc Kinh, 1999, Tr.1407)
[⑦] Thời ung hiệp hòa時雍協和: là bốn chữ lấy trong thiên Nghiêu Điển, nguyên văn như sau: “協和萬邦黎民於變時雍 Hiệp hòa vạn bang, lê dân ư biến thời ung” (Hòa hợp muôn nước, dân chúng có sự thay đổi theo điều tốt đẹp). Theo: Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986, Tr.9.
[⑧] Khâm minh dần úy欽明寅畏: cụm từ này được xuất hiện ở trong hai thiên của Kinh Thư. Khâm minh: xuất hiện trong thiên Nghiêu Điển: “曰若稽古帝堯曰放勳欽明文思安安. Viết nhược kê cổ, Đế Nghiêu viết: Phóng huân, khâm minh văn tứ an an” (Xét thời xưa, Đế Nghiêu thực có công lao rất to lớn, Đế Nghiêu có đức kính cẩn, thông minh, sáng suốt, văn chương, ý tứ, dáng vẻ thư thái an nhiên).Theo: Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986, Tr.4. Dần úy: được xuất hiện trong thiên Vô Dật: “周公曰嗚呼我聞曰昔在殷王中宗嚴恭寅畏. Chu Công viết: Ô hô, Ngã văn viết: Tích tại Ân vương Trung Tông, nghiêm cung dần úy.” (Chu Công nói rằng: Than ôi, ta từng nghe rằng: Ngày xưa vua Trung Tông của nhà Ân là một ông vua có dáng vẻ trang nghiêm, khiêm nhường, kính cẩn, biết răn chừng). Theo: Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986, Tr.434,435.
[⑨] Nghiêu Thuấn Tam đại堯舜三代: Nghiêu Thuấn: cụm từ này xuất hiện đầu tiên trong Chu Dịch: “神农氏没黄帝、堯、舜氏作通其變使民不倦。Thần Nông thị một, Hoàng Đế, Nghiêu, Thuấn thị tác, thông kì biến, sử dân bất quyện.” (Thần Nông qua đời, đến Hoàng đế, Nghiêu, Thuấn kế tục và họ thông đạt được lẽ biến đổi của Dịch, khiến cho dân chúng không còn cảm thấy mệt mỏi). (Theo: 李学勤主编Lí Học Cần chủ biên, 十三经注疏Thập tam kinh chú sớ, 周易正义Chu dịch chính nghĩa, 北京大学出版社Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 北京Bắc Kinh, 1999, Tr.299).Tức là chỉ thời Đường Nghiêu và Ngu Thuấn, Nghiêu, Thuấn là chỉ người đứng đầu của những liên minh bộ lạc thời viễn cổ. Theo: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.28. Tam đại: Cụm từ Tam đại xuất hiện đầu tiên trong Luận ngữ, thiên Vệ Linh Công: “斯民也三代之所以直道而行也。Tư dân dã, Tam đại chi sở dĩ trực đạo nhi hành dã” (Nói rằng cách dùng dân như vậy, chẳng phải là ý riêng của một ai, lệnh của vua của ba đời Hạ, Thương, Chu vì vậy cứ thẳng mà đi) (Theo: 李学勤主编Lí Học Cần chủ biên, 十三经注疏Thập tam kinh chú sớ, 論語注疏Luận ngữ chú sớ, 北京大学出版社Bắc Kinh đại học xuất bản xã, 北京Bắc Kinh, 1999, Tr.214).Là chỉ ba thời Hạ Thương Chu. Theo: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.28
[⑩] Nhị đế Tam vương: Xem chú thích số 5
[11] Nhị đế Tam vương: Xem chú thích số 5
[12] Điển, Mô, Huấn, Cáo典謨訓誥: Cụm từ này xuất hiện trong Thượng Thư tự尚書序, do Khổng An Quốc孔安国 soạn: “典謨訓誥誓命之文凡百篇所以恢引至道Điển mô huấn cáo thệ mệnh chi văn, phàm bách thiên sở dĩ khôi dẫn chí đạo” (Văn của điển, mô, huấn, cáo, thệ mệnh, phàm trăm thiên là để rộng mở và dẫn lối để đạt đến đạo tột cùng) (Xem: Văn tuyển文選, quyển số 45卷四十五) Là nội dung của Kinh Thư. Theo Thẩm Quỳnh: Điển: Chế độ phong kiến của đời Đào Đường陶唐, Hữu Ngu有虞. : Là lời điều trần của quan thời Hữu Ngu. Huấn: Là lời khuyên bảo. Cáo: Là lời răn người. (Theo: Thẩm Quỳnh (dịch) – Kinh Thư, Bộ giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1965, Tr.20,21). Theo Từ nguyên辭源 thì Điển, Mô, Huấn, Cáo là chỉ các thiên: Nghiêu Điển, Đại Vũ Mô, Thang Cáo, Y Huấn trong sách Thượng Thư (Nguyên văn: 典謨訓誥: 指尚書中的堯典大禹謨湯誥伊訓諸篇. Xem: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.319)
[13] Dung hội quán thông融會貫通: Cụm từ này được thấy ở trong Chu tử toàn thư, thiên Học tam: “舉一而三反聞一而知十乃學者用功之深窮理之熟然後能融會貫通以至于此。Cử nhất nhi tam phản, văn nhất nhi tri thập, nãi học giả dụng công chi thâm, cùng lí chi thục, nhiên hậu năng dung hội quán thông, dĩ chí vu thử (Lấy một mà bỏ ba, nghe một mà biết mười, kẻ đi học dùng công sức của mình để hiểu được đến tận cùng lí của vật, rồi sau đó tự nhiên mà thông đạt hết được, như thế là đến nơi vậy)
[14] Hán, Đường, Tống, Nguyên, Minh漢唐宋元明: Là tên của các triều đại Trung Quốc thời cổ đại. Hán: Chia ra Tiền Hán và Hậu Hán. Tiền Hán là do Lưu Bang (Cao Tổ) kiến lập, từ năm 206 TCN-7 SCN. Hậu Hán là do Lưu Tú (Quang Vũ) kiến lập, từ năm 25 – 220. (Theo: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.1869). Đường: là Do Lí Uyên kiến lập, từ năm 618-907. (Theo: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.514). Tống: Triều đại kéo dài từ năm 960 – 1279. (Theo: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.809) Nguyên: Triều đại kéo dài từ năm 1271 – 1368. (Theo: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.269). Minh: Triều đại do Chu Nguyên Chương kiến lập, kéo dài từ năm 1368 – 1661. (Theo: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.1408)
[15] Dịch: hay còn gọi là Dịch Kinh hay Chu Dịch gồm có hơn 2 vạn 4 ngàn chữ. Tên Chu Dịch được xuất hiện sớm nhất trong Chu Lễ (Xuân Quan . Đại Bốc)và Tả Truyện (Trang Công năm thứ 22 và Chiêu Công năm thứ 7). Theo: 吴枫主编Ngô Phong chủ biên, Thập tam kinh đại từ điển十三经大辞典, Trung Quốc xã hội xuất bản xã中国社会出版社 – Cát Lâm nhân dân xuất bản xã吉林人民出版社, 2000, Tr.1, Cột 2.
[16] Thi: Là bộ tổng tập thơ ca sớm nhất của Trung Quốc. Một trong Thập tam kinh của Nho gia. Thời Tiên Tần gọi là “Thi”, “Thi tam bách” hoặc “Tam Bách thiên”, Đến đời Hán “Thi” trở thành một trong những kinh điển của Nho gia và được gọi là “Kinh Thi”. “Thi” thu thập được 305 bài thi ca, có khoảng 3 vạn 9 ngàn chữ. Kinh Thi được chia ra làm “Phong”, “Nhã” và “Tụng”. Trong đó: Phong: là các bài dân ca của các nước, gồm có 15 nước, tổng cộng có 160 thiên. Nhã: là âm nhạc được diễn tấu ở nơi triều đình hoặc trong các buổi yến ẩm của giới quý tộc, tổng cộng có 105 thiên, trong đó Tiểu Nhã: có 74 thiên, Đại Nhã: có 31 thiên. Tụng: là nhạc được ca ở nơi tông miếu khi tế tự, tổng cộng có 40 thiên, trong đó Lỗ Tụng: có 4 thiên, Thương Tụng: có 5 thiên và Chu Tụng có 31 thiên. Theo: 吴枫主编Ngô Phong chủ biên, Thập tam kinh đại từ điển十三经大辞典, Trung Quốc xã hội xuất bản xã中国社会出版社 – Cát Lâm nhân dân xuất bản xã吉林人民出版社, 2000, Tr.2, Cột 2.
[17] Xuân Thu春秋: Là tên bố sách sử viết theo thể biên niên. Là do Khổng Tử căn cứ vào lịch sử nước Lỗ mà biên tập thành “Xuân Thu”, căn cứ vào thứ tự 12 vị vua của nước Lỗ, Khổng Tử tiến hành chỉnh lí, san định mà thành bộ sử “Xuân Thu”. Đây là bộ sử đầu tiên của Trung Quốc do tư nhân độc lập biên soạn mà thành và cũng là bộ sử có tính hệ thống đầu tiên trên thế giới. “Xuân Thu” chép từ Lỗ Ẩn Công năm đầu (722 TCN) đến Lỗ Ai Công năm thứ 14 (481 TCN), tổng cộng là 242 năm. Bộ sách này có khoảng 1 vạn 8 ngàn chữ. Theo: 吴枫主编Ngô Phong chủ biên, Thập tam kinh đại từ điển十三经大辞典, Trung Quốc xã hội xuất bản xã中国社会出版社 – Cát Lâm nhân dân xuất bản xã吉林人民出版社, 2000, Tr.4, Cột 1.
[18] Tính: Nho gia quan niệm “Thiên mệnh chi vị tính天命之謂性” (Cái mà trời mệnh cho gọi là tính). (Xem: 新编诸子集成Tân biên chư tử tập thành, 四書章句集注Tứ thư chương cú tập chú (朱熹撰Chu Hy soạn), 中華書局Trung Hoa thư cục, 北京Bắc Kinh, 1933, tr.17) Trời mệnh cho con người khí thuần thiện ai cũng như nhau và con người cần phải noi theo cái tính của mình mà làm để đạt đến Thành (tức là trọn được cái tính của mình, đây được coi là cảnh giới cao nhất của Nho giáo).
[19] Mệnh: Nho gia giảng về mệnh chủ yêu là Thiên mệnh天命, tức mệnh trời. Trong Kinh Thi經詩 có bài: Hạo nhiên hữu Thành mệnh昊天有成命, Thiên Chu Tụng周颂 như sau: “昊天有成命, 二后受之, 成王不敢康, 夙夜基命宥密, 於緝, 單厥心, 肆其靖之 Hạo nhiên hữu thành mệnh, Nhị hậu thụ chi, Thành vương bất cảm khang, Túc dạ cơ mệnh hựu mật, Ô tập hi, Đan quyết tâm, Tứ kì tĩnh chi” (Trời đã định sẵn mệnh cho nhà Chu, Để cho vua Văn Vương và vua Vũ Vương nhận lấy nó, Thành vương thì chẳng dám an nhàn mà hưởng thụ mệnh đó, Sớm tối lo lắng tích đức, trau dồi rộng rãi, lặng lẽ kín đáo để bảo toàn cái mệnh đó, Ôi để kế thừa nghiệp lớn của tiên vương, Thành vương đã tận tâm thi hành, Cho nên thiên hạ được yên trị) (Theo: Chu Hy chú朱熹注, Thi tập truyện詩集傳, Trung Hoa thư cục xuất bản中華書局出版, Bắc Kinh北京, 1958, Tr.225)). Bài này chủ yếu ca ngợi đức tốt của vua Thành vương, được trời ban mệnh cho. Thành vương kế thừa Văn Vương và Vũ Vương, sơm tối lo tu thân tích đức để bảo tồn được mệnh đó nhờ đó mà thiên hạ được yên trị.
[20] Nghiêu, Thuấn, Vũ, Thang, Văn, Vũ堯舜禹湯文武: Nghiêu: Theo truyền thuyết, Nghiêu là vị lãnh tụ liên minh bộ lạc vào hậu kì của xã hội thị tộc, họ là Đào Đường陶唐, tên là Phóng Huân 放勋, sử gọi là Đường Nghiêu唐尧 (Tr.161). Thuấn: Theo truyền thuyết, Thuấn là vị lãnh tụ liên minh bộ lạc vào hậu kì của xã hội thị tộc, Tính là Diêu, Thị là Ngu, tên là Trùng Hoa重华, sử gọi là Ngu Thuấn虞舜 (Tr.168). Vũ: Tên người, cũng gọi là Đại Vũ大禹 hay Hạ Vũ夏禹. Vốn là lãnh tụ của bộ lạc Hạ Hậu夏后. Truyền thuyết kể rằng, ông từng nhận mệnh của đế Thuấn, trị lí hồng thủy, lập được công lớn, nên được vua Thuấn chọn là người kế thừa ngôi vị, đảm nhiệm chức vụ là lãnh tụ liên minh bộ lạc, sau khi kế thừa ngôi vị sáng lập ra nhà Hạ (Tr.165). Thang: Tên người, tức Thương Thang商汤, là người sáng lập vương triều nhà Thương, tính là Tử, tên là Lí. Trong sử cũng gọi là Thiên Ất天乙, Thành Thang成汤, Vũ Vương武王, Vũ Thang武汤 (Tr.162). Văn: tức Chu Văn Vương周文王, Họ Cơ tên Xương (Tr.160). Vũ: tức Chu Vũ Vương周武王, họ Cơ tên Phát (Tr.221) (Theo: 吴枫主编Ngô Phong chủ biên, Thập tam kinh đại từ điển十三经大辞典, Trung Quốc xã hội xuất bản xã中国社会出版社 – Cát Lâm nhân dân xuất bản xã吉林人民出版社, 2000)
[21] Cao, Quỳ, Y, Phó, Chu, Thiệu皋夔伊傅周召: Cao tức Cao Dao: tên người, một đại thần của đế Thuấn, nắm giữ chức Chưởng quan hình ngục. Trong Thượng Thư, Thiên Nghiêu điển hạ, khi vua Thuấn hỏi các quan Tứ nhạc, ai có thể đảm đương được chức Bách quỹ, các quan đều nói có ông Bá Vũ. Đế Thuấn sai Bá Vũ làm thì Bá Vũ dập đầu lạy và xin nhường: “禹拜稽首讓于稷契暨皋陶 Vũ bái khể thủ, nhượng vu Tắc, Tiết kí Cao Dao” (Vũ Bá dập đầu lạy, xin nhường cho ông Tắc, ông Tiết đến ông Cao Dao) (Theo: Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986, Tr.62.). Quỳ: là tên người, tương truyền làm chức quan coi việc Nhạc cho vua Thuấn. Trong Thượng Thư thiên Nghiêu Điển hạ, Vua Thuấn nói rằng: “帝曰夔命汝典樂教胄子 Đế viết: Quỳ, mệnh nhữ điển nhạc, giáo trụ tử” (Đế nói rằng: này Quỳ, ta mệnh cho ngươi coi giữ việc điển nhạc, dạy bảo các con trưởng). (Theo: Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986, Tr.69). Y: tức Y Doãn: tên người, là bề tôi của Thành Thang, phó tá Thang tiêu diệt nhà Hạ. Trong sách Thượng Thư, thiên Quân Nha có chép rằng: “公曰君奭我聞在昔成湯既受命時則有若伊尹格于皇天. Công viết: Quân Nha. Ngã văn tại tích Thành Thang kí thụ mệnh, thời tắc hữu nhược Y Doãn, cách vu Hoàng thiên.” (Chu Công nói rằng: Này Quân Nha, Ta từng nghe thời xưa lúc mà Thành Thang nhận mệnh trời được Y Doãn phò tá như là được Hoàng thiên vậy) (Theo: Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986, Tr.449.). ChuTức là Chu Công周公, tên là Cơ Đán姬旦, phụ chính Vũ Vương武王 diệt Trụ, xây dựng vương triều nhà Chu, được phong ở đất Lỗ. Khi Vũ vương chết, do Thành vương còn nhỏ, Chu công lên nhiếp chính. Quản Thúcguan管叔, Sái Thúc蔡叔 cùng với hậu duệ của nhà Ân là Vũ Canh武庚 làm loạn, Chu Công đông chính, diệt được bọn Vũ Canh, Quản Thúc, Sái Thúc. Bảy năm sau, xây dựng Thành Chu Lạc Ấp成周雒邑. Tương truyền rằng lễ nhạc của nhà Chu đều là do Chu Công san định. Vì thế trong Luận ngữ論語, có đoạn nhắc đến việc Khổng Tử孔子 mộng thấy Chu Công. (Theo: Theo: Từ nguyên辭源 (Tu đính bản修訂本), Thương vụ ấn thư quán商務印書館, Bắc Kinh北京, 1998, Tr.505).
[22] Thành: là một khái niệm rất quan trọng trong tư tưởng Nho gia. Trong Trung Dung có một đoạn định nghĩa về Thành như sau: “誠者, 天之道也; 誠之者, 人之道也. 誠者不勉而中, 不思而得, 從容中道, 聖人也. 誠之者, 擇善而固執之者也. Thành giả, Thiên chi đạo dã; Thành chi giả, nhân chi đạo dã. Thành giả bất miễn nhi trúng, bất tư nhi đắc, tòng dung trung đạo. Thành chi giả, Trạch thiện nhi cố chấp chi giả dã” (Thành là cái đạo của trời, làm cho được thành là đạo của người. Bậc thành thì không cố gắng mà đúng, không suy nghĩ mà được, thung dung ở trong đạo. Người tu dưỡng để cho đạt đến thành thì cần chọn điều thiện mà nắm giữ cho thật chặt). (Theo: 新编诸子集成Tân biên chư tử tập thành, 四書章句集注Tứ thư chương cú tập chú (朱熹撰Chu Hy soạn), 中華書局Trung Hoa thư cục, 北京Bắc Kinh, 1933, tr.31.)
[23] Khanh doãn卿尹: là chỉ chức sử quan cao cấp. Cụm từ này được xuất hiện trong Văn tâm điêu long文心雕龙, thiên Minh Châm銘箴: “至杨雄稽古, 始范虞箴作卿尹、州牧二十五篇Chí Dương Hùng kê cổ, thủy phạm Ngu Châm, tác khanh doãn, Châu Mục nhị thập ngũ thiên” (Đến Dương Hùng xét các sách xưa, dựa vào sách Ngu Châm, làm Khanh Doan, Châu Mục gồm 25 thiên) (Theo: 周振甫Chu Chấn Phủ文心雕龙今译附词语简释Văn tâm điêu long kim dịch (Phụ từ ngữ giản thích)中华书局Trung Hoa thư cục北京Bắc Kinh1986. Tr.104)
[24] Hiệp cung lệ dực協恭勵翼: Có lẽ 4 chữ này được lấy trong thiên Cao Dao Mô sách Thượng thư: Hiệp cung: “天秩有禮自我五禮有庸哉。同寅協恭和衷哉。Thiên trật hữu lễ, tự ngã ngũ lễ hữu dung tai. Đồng dần hiệp cung, hòa trung tai” (Trời bày ra có lễ nghi, bản thân ta nên thường dùng ngũ lễ cho có trật tự. Cho nên vua tôi cũng phải kính cẩn để trong lòng được ôn hòa) (Theo: Thẩm Quỳnh (dịch) – Kinh Thư, Bộ giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1965, Tr.72). Lệ dực: “皋陶曰慎厥身修思永惇叙九族庶明勵翼Cao Dao viết: Đô! Thận quyết thân tu tư vĩnh, đôn tự cửu tộc, thứ minh lệ dực (Cao Dao nói rằng: Hay lắm, Làm vua tự mình tu tỉnh mãi mãi, thân yêu người trong cửu tộc, thì các bậc hiền triết đều gắng sức giúp đỡ) (Theo: Thẩm Quỳnh (dịch) – Kinh Thư, Bộ giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1965, Tr.68). Vậy có thể hiểu Hiệp cung lệ dực là: Vua tôi cùng ôn hòa, kính cẩn thì sẽ được các bậc hiền triết gắng sức giúp đỡ.
[25] Dần lượng thiên công寅亮天工: Mấy chứ này được lấy trong thiên Nghiêu Điển hạ, trong sách Thượng thư: “帝曰汝二十有二人钦哉惟時亮天功. Đế viết: Tư, nhữ nhị thập hựu nhị nhân, khâm tai, duy thời lượng thiên công” (Vua nói rằng: Này 22 người các ngươi, nên kính cẩn với chức vụ của mình, điều lí công việc của trời chao cho để được sáng sủa) (Theo: Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986, Tr.73). Trong các sách Từ điển tiếng Hán đều nói rằng chữ công có thể thông với chữ công. Theo Thẩm Quỳnh (dịch) – Kinh Thư, Bộ giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1965, Tr.54 thì ông ghi là chữ công chứ không phải chữ công . Còn trong các sách của Trung Quốc thì đều chép là công. Vì hai chữ này là thông nhau, do vậy chúng ta có thể hiểu cách như trên được.
[26] Bạc hải nội ngoại薄海内外 : Bốn chứ này có lẽ lấy ý từ trong một câu của thiên Ích Tắc益稷 sách Thượng Thư尚書: “州十有二師外薄四海咸見五長。Châu thập hựu nhị sư, ngoại bạc tứ hải, hàm kiến ngũ trưởng” (Mỗi châu thì đặt 12 sư, ngoài châu đến bốn biển, về phương thì đặt chức Ngũ trưởng). (Theo: Tông Tinh Diễn soạn孫星衍撰, Trần Kháng陳抗 – Thịnh Đông Linh盛冬鈴điểm hiệu點校, Thập tam kinh Thanh nhân chú sớ十三經清人注疏, Thượng Thư kim cổ văn chú sớ尚書今古文注疏, Trung Hoa thư cục中華書局, Bắc Kinh北京, 1986, Tr.117)
[27] Kinh học經學: Là cái học để huấn hỗ giải thích, xiển phát, nghiên cứu các kinh điển Nho gia. Thời cổ đại Trung Quốc có Ngũ Kinh và sau này được mở rộng thành Thập tam kinh. Khổng Tử dùng Lục nghệ để dạy học trò, tiến hành chỉnh lí, san định “Thi”, “Thư”, “Lễ”, “Dịch”, “Xuân Thu”. Những bộ sách này thì từ thời Chiến Quốc đến nay đã được các học phái Nho gia dùng để học tập và giảng dạy, thầy trò truyền nhau, hình thành rất nhiều những truyền bản. Để truyền kinh sách, xiển phát kinh nghĩa đã tồn tại rất nhiều những cách hiểu khác nhau. Vì vậy đến đời Hán đã cố định và thống nhất theo cách hiểu chuẩn của nhà nước và gọi bằng một cái tên là “Kinh học 經學”. (Theo: Bàng Phác chủ biên庞朴主编, Trung Quốc Nho học (quyển 4)中国儒学(4), Đông Phương xuất bản trung tâm东方出版中心, Thượng Hải上海, 1997, Tr.11). Cụm từ Kinh học được xuất hiện trong sách Hán Thư, Nho lâm truyện tự《漢書儒林傳序》:於是諸儒始得修其經學,講習大射鄉飲之禮。(Ư thị chư nho thủy đắc tu kì kinh học, giảng giai đại xạ hương ẩm chi lễ - Các chư nho tiến hành tu sửa Kinh học, những thứ đem giảng dạy đều là lễ Đại xạ và hương ẩm)